Trấn Thành gây tranh cãi vì giới thiệu Anh Đức cho Hoàng Oanh
Sáng 10.2, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.487 đồng, tăng 25 đồng so với cuối tuần qua. Với biên độ 5%, giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch nằm trong khoảng từ 23.263 - 25.711 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đồng loạt tăng 20 đồng như ngân hàng Vietcombank mua chuyển khoản ở mức 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng; ACB mua chuyển khoản lên 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng… Tương tự, giá USD tự do cũng tăng 20 đồng khi mua vào lên 25.630 đồng, bán ra 25.730 đồng.Giá USD thế giới cũng tăng trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 108,19 điểm, tăng 0,26 điểm so với hôm qua. Đồng bạc xanh liên tục đứng ở mức cao vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Cuối tuần qua, Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng (reciprocal tariffs) vào tuần này, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới với các đối tác thương mại. Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7.2, ông Trump nhấn mạnh rằng động thái này sẽ có tác động sâu rộng, dù chưa tiết lộ chi tiết về các biện pháp cụ thể. Theo ông, đây sẽ là hướng đi chính thay vì áp dụng thuế nhập khẩu toàn cầu vì đây là cách tiếp cận công bằng nhất. Ông nhấn mạnh: "Không ai bị thiệt hại. Họ thu thuế chúng ta bao nhiêu, chúng ta thu thuế họ bấy nhiêu. Hoàn toàn tương xứng". Theo một số nhà phân tích, thuế quan thường chỉ tác động một lần đến giá cả, ảnh hưởng đến những mặt hàng cụ thể bị đánh thuế chứ không phải là động lực căn bản và rộng khắp của lạm phát. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đang áp thuế lên tất cả hàng hóa và điều này có thể tạo ra loại lạm phát cơ bản mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lo ngại, ảnh hưởng đến lộ trình hạ lãi suất của Fed do áp lực lạm phát gia tăng...Thi đánh giá năng lực: Thí sinh đạt hơn 1.000 điểm chia sẻ bí quyết
Dưới đây là một số hình ảnh tại giải đấu:
Đánh giá nhanh VinFast VF 7, 'ngôi sao hy vọng' của hãng xe Việt
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…
Cụ thể, cơ quan CSĐT bắt tạm giam bị can Nguyễn Tú Anh (37 tuổi), Phạm Thị Kim Hoa (31 tuổi), Nguyễn Hoàng An (32 tuổi, cùng ở TP.HCM) để điều tra về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Riêng bị can Đặng Hữu Thiên Hưng (30 tuổi, ngụ TP.Thuận An, Bình Dương) bị khởi tố về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.Theo điều tra, Đặng Hữu Thiên Hưng là nhân viên phòng dịch vụ phát triển đối tác của một doanh nghiệp ở TP.HCM. Trong quá trình làm việc, Hưng sử dụng tài khoản mạng xã hội để tìm mua thông tin khách hàng với giá từ 100 - 300 đồng/thông tin, bán lại cho Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An.Sau đó, các bị can Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An tiếp tục bán lại dữ liệu thông tin cá nhân cho nhiều người khác để tư vấn, lôi kéo khách hàng mua hàng, phục vụ chỉ tiêu công việc; thu lợi bất chính hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.Riêng Phạm Thị Kim Hoa ngoài việc mua bán thông tin, còn trực tiếp sử dụng dữ liệu thông tin mua được, giả danh nhân viên ngân hàng để gọi điện lừa đảo bằng hình thức tư vấn vay vốn, thu lợi trên 400 triệu đồng của nhiều người.Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, công an khám xét nơi ở thu giữ nhiều tài liệu, tang vật, chứng cứ liên quan, đồng thời mở rộng điều tra làm rõ vụ án.
Khó xử của tổ chức lớn
Sáng 12.3, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, quyết định y án sơ thẩm 4 năm 9 tháng tù đối với bị cáo T.V.M (16 tuổi, trú tại Q.Long Biên, Hà Nội) về tội cố ý gây thương tích.M. bị xác định là người đánh nam sinh lớp 8 tại khu vực sân đình Lệ Mật, khiến nạn nhân chết não, rồi tử vong sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện.Hồi tháng 12.2024, tại phiên sơ thẩm, TAND Q. Long Biên tuyên mức án như đã nêu, đồng thời buộc bị cáo và người đại diện phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 1 tỉ đồng.Sau sơ thẩm, bị cáo, người đại diện của bị cáo và người đại diện của bị hại đều có đơn kháng cáo.Nạn nhân trong vụ án này là N.H.Đ (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Việt Hưng). Nam sinh Đ. có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mồ côi cha. Mẹ Đ. từ Phú Thọ xuống Hà Nội làm thuê, nam sinh theo trọ học.Hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 17.3, tại khu vực sân bát giác trong khuôn viên đình Lệ Mật (Q.Long Biên), T.V.K (12 tuổi, trú trên địa bàn) trong lúc chơi tại khu vực đình Lệ Mật thì xảy ra mâu thuẫn và bị Đ. tát vào mặt.K. sau đó chạy đi gọi anh trai là M. nhờ giải quyết mâu thuẫn. Cả hai gặp cha mình là ông T.V.T, kể lại sự việc. Ông T. liền chở 2 con bằng xe máy ra sân đình Lệ Mật để xem ai đánh con mình. Tại đây, ông T. nói 2 con đi vào sân đình rồi quay xe định ra về.Kết quả điều tra xác định thời điểm trên ông T. thấy M. chạy vào đấm làm Đ. ngã ra đất. Ông T. đến can ngăn rồi chở 2 con về nhà.Một lúc sau, ông T. trở lại khu vực sân đình Lệ Mật, thấy Đ. có biểu hiện choáng, mặt tái nên đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện 108, được chẩn đoán chấn thương sọ não, hôn mê, tiên lượng tử vong cao.Ngày 27.3, Công an Q.Long Biên ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam M. về tội cố ý gây thương tích.Cùng thời điểm, nam sinh lớp 8 được đưa về Phú Thọ điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, rồi chuyển xuống bệnh viện ở Hà Nội, đến ngày 21.5 thì tử vong.Liên quan đến vai trò của ông T.V.T (cha bị cáo M.), cơ quan công an nhận định ông này không đồng phạm với con trai.Đối với T.V.K (em trai bị cáo M.), cháu này đồng phạm về hành vi gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên, tính đến thời điểm phạm tội, K. chỉ hơn 11 tuổi nên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Công an đã thông báo về địa phương nơi cư trú và trường học để phối hợp quản lý, giáo dục.